Nuôi mèo rừng có bị phạt không? Quy định như thế nào?

234

Hiện nay, đang có xu hướng mua mèo rừng làm thú nuôi trong nhà. Vậy nuôi mèo rừng có bị phạt không? Đáp án sẽ được chuyên trang tổng hợp 24h gửi tới bạn đọc ngay sau đây.

Đặc điểm nhận diện mèo rừng

Mèo rừng (prionailurus bengalensis kerr) có ngoại hình tương đồng với mèo nhà, bao gồm hình dáng, thân, đuôi và cân nặng. Điểm khác biệt của loài mèo này nằm ở bộ lông có màu vàng trắng với nhiều đốm đen không đều, viền quanh các đốm đen có màu vàng nâu. Phần bụng và chân của mèo rừng có màu xám trắng, đầu có các sọc đen – trắng chạy dọc từ đỉnh đầu xuống mũi. Mũi của chúng có màu hồng nhạt, lông quanh miệng màu trắng.

Nuôi mèo rừng có bị phạt không?
Đặc điểm nhận biết mèo rừng

Mèo rừng thường sinh sống trong các khu rừng thứ sinh nghèo, savan cây bụi và bãi cây ven nương rẫy. Chúng không có nơi ở cố định và di chuyển rất linh hoạt, leo trèo và bơi lội giỏi. Mèo rừng thường kiếm ăn vào ban đêm và nghỉ ngơi trong hốc cây, hang đá, bụi rậm hoặc trên chạc cây to kín vào ban ngày. Chế độ ăn của mèo rừng bao gồm chuột, sóc, chim, lưỡng cư và côn trùng.

Các đặc điểm và hành vi của mèo rừng dễ gây nhầm lẫn với mèo nhà. Đây là lý do chúng thường tiếp cận khu dân cư và vườn nhà để tìm kiếm thức ăn và đôi khi trú ngụ, sinh sống. Sự hiện diện của mèo rừng trong các khu dân cư có thể khiến người ta nhầm lẫn chúng với mèo nhà, nhưng những đặc điểm ngoại hình và hành vi của chúng giúp phân biệt rõ ràng giữa hai loài này.

>> Bạn nên biết: Mơ thấy mèo cụt đuôi là điềm lành hay dữ, đánh con nào?

Nuôi mèo rừng có bị phạt không?

Điều 5 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định về Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:

1. Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.

2. Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.

3. Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, theo quy định này, việc nuôi các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nói chung và mèo rừng nói riêng không được gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên. Đồng thời, hoạt động nuôi phải được quản lý đảm bảo nguồn gốc hợp pháp. Trường hợp nuôi mèo rừng không đảm bảo được những quy định này thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Theo ông Nguyễn Quang Hoàng (phó trạm trưởng Trạm cứu hộ động vật hoang dã Chi cục Kiểm lâm TP.HCM):

Xem thêm: Dự đoán KQXSBD ngày 19/09 chuẩn xác

Xem thêm: Chuyển nhượng 4/8: Real Madrid bất ngờ hạ giá bán tháo Isco

Việc nuôi nhốt, mua bán và vận chuyển mèo rừng và các loài động vật hoang dã không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp là vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.